Ngành nghề đào tạo

Ngành Công nghệ hàn

I. Giới thiệu.

Trong giai đoạn nước ta đang từng bước thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay, những người được đào tạo cho ngành công nghệ hàn có cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Ngành Công nghệ hàn nó không chỉ đơn thuần là nghề hàn như chúng ta đã biết từ trước mà hiện nay ngành Công nghệ hàn đa dạng từ các loại vật liệu hàn cho đến kỹ thuật hàn.

Công nghệ hàn đang trở thành mối quan tâm trọng điểm của các nhà khoa học và cán bộ công nghệ kỹ thuật với mục tiêu sáng tạo ra các sản phẩm siêu trường, siêu trọng cho các lĩnh vực công nghệ: vũ trụ, hạt nhân, quốc phòng, hàng không, xây dựng kết cấu…

Sinh viên ngành Công nghệ hàn được đào tạo một cách bài bản và thuần thục để có thể thực hiện được các công việc như:

- Thiết kế và vận hành thành thạo các hệ thống thiết bị công nghệ hàn, gia công áp lực… để chế tạo các sản phẩm hàn thực tế.

- Sử dụngthành thạo các thiết bị hàn cơ bản và hiện đại (thiết bị hàn hồ quang tay, công nghệ hàn cắt tiên tiến: MAG, MIG, TIG, PLASMA…).

- Tính toán, thiết kế được một số dạng kết cấu hàn đơn giản như : Dầm và trụ, dàn, tấm vỏ. 

Ngành công nghệ hàn phát triển ngày càng đa dạng hầu hết các sản phẩm chúng ta sử dụng đều có liên quan đến công nghệ hàn. Điều đó chứng tỏ thị trường lao động cho sinh viên học Công nghệ hàn là rất lớn rộng khắp các địa phương, tỉnh thành tại Việt Nam. Các nhà máy, doanh nghiệp lớn cần kỹ thuật viên ngành Công nghệ hàn được đào tạo bài bản với số lượng lớn Như Honda, Trường Hải…Ngoài ra phổ biến và rộng hơn là các nhà máy kết cấu thép, nhà máy đóng tầu, các công trình xây dựng…

II. Thời gian đào tạo.

Hệ Cao đẳng: 2,5 năm

Hệ Trung cấp tốt nghiệp THPT: 1,5 năm

Hệ Trung cấp tốt nghiệp THCS: 3,0 năm

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Tên ngành: Hàn

Mã ngành: 6520123 

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông

Thời gian đào tạo: 26 tháng

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1.1. Mục tiêu chung

+ Sau khi học xong chuơng trình Cao đẳng ngành hàn người học phải nhận biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại máy hàn,  nguyên lý làm việc của  các công nghệ hàn từ đó có các biện pháp công nghệ phù hợp với công việc sản xuất trong nhà xưởng cũng như ngoài công trường.

+ Có khả năng lập trình tự gia công các sản phẩm về kết cấu, sắp xếp, bố trí vị trí làm việc trong nhà xưởng và ngoài công trường hợp lý, khoa học và đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Đọc được ký hiệu mối hàn, vị trí hàn, công nghệ hàn và kích thước mối hàn trong bản vẽ kết cấu;

          + Trình bày được phạm vi ứng dụng của các phương pháp hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG);

          + Hiểu được nguyên lý, cấu tạo và vận hành thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG);

          + Hiểu được quy trình hàn áp dụng vào thực tế của sản xuất;

+ Trình bày được nguyên lý cấu tạo, vận hành được các trang thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW…);

          + Tính toán, chọn được chế độ hàn  hợp lý với chiều dày vật hàn và vị trí hàn và công nghệ hàn;

+ Trình bày và nhận biết chính xác các khuyết tật của mối hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG) nguyên nhân và biện pháp đề phòng;

+Trình bày được các phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn Quốc tế (AWS)

+ Đọc được và hiểu chính xác các bước trong quy trình hàn, báo các  quy trình hàn theo tiêu chuẩn AWS, ASME; 

- Kỹ năng:

+ Chế tạo được phôi hàn  theo đúng yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ bằng mỏ cắt khí bằng tay, máy cắt khí con rùa máy cắt PLASMA;

          + Đấu nối, vận hành và điều chỉnh được chế độ hàn trên máy hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW,  SAW, TIG) thành thạo, chính xác và an toàn;

+ Hàn được các mối hàn bằng phương pháp hàn Hồ quang tay (SMAW), có kết cấu đơn giản đến phức tạp, như mối hàn góc (1F – 4F),  mối hàn giáp mối từ (1G – 4G), mối hàn ống từ vị trí hàn (1G , 2G, 5G, 6G) của thép các bon thường, có chất lượng mối hàn  theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ;

          + Hàn được các mối hàn  bằng phương pháp hàn MAG/ MIG ở các vị tri hàn 1F - 3F, 1G - 4G đảm bảo chiều sâu ngấu, đúng kích thước theo yêu cầu kỹ thuật;

          + Hàn được các mối hàn TIG căn bản, nâng cao;

+ Hàn được các mối hàn SAW vị trí 1F, 2F, 1G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Sửa chữa được các mối hàn bị sai hỏng, biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục hay đề phòng.

          + Xử lý được các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công;

          + Bảo dưỡng được thiết bị, dụng cụ và phòng chống cháy nổ của nghề Hàn;   

          + Quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ, nhóm lao động;

+ Có kỹ năng giao tiếp tốt vào các tình huống hàng ngày và trong hoạt động nghề nghiệp sau này;

+ Thực hiện đúng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;

+ Có khả năng làm việc độc lập, tạo ra việc làm và biết tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng tự học tập, nghiên cứu, hoặc học lên trình độ cao hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc phạm vi nghề nghiệp của mình.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

        Sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng ngành hàn, sinh viên sẽ làm việc tại :

        + Tham gia sản xuất tại các Doanh nghiệp trong và ngoài nước;

        + Chủ động tự hành nghề hoặc độc lập thành lập cơ sở sản xuất, dịch vụ, doanh nghiệp.

        + Ngoài ra sinh viên có đủ năng lực để tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.

2. Khối luợng kiến thức và thời gian khoá học:

- Số luợng môn học, mô đun: 33

- Khối luợng kiến thức, kỹ năng toàn khoá học: 3070 giờ

- Khối luợng các môn học chung/đại cuơng: 435 giờ

- Khối luợng các môn học, mô đun chuyên môn: 2635giờ

- Khối luợng lý thuyết 675 giờ (22%); thực hành, thực tập, thí nghiệm 2230 giờ (78%).

- Thời gian của khoá học: 26 tháng (123 tín chỉ)

3. Nội dung chương trình:

 

TT

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ bài tập /thí nghiệm/ /thảo luận

Kiểm tra

 

I

Các môn học chung

29

435

157

255

23

1

MH 01

Giáo dục chính trị

5

75

41

29

5

2

MH 02

Pháp luật

2

30

18

10

2

3

MH 03

Giáo dục thể chất

4

60

5

51

4

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng  và an ninh

5

75

36

35

4

5

MH 05

Tin học

5

75

15

58

2

6

MH 06

Tiếng Anh

8

120

42

72

6

 

II

Các môn học, mô đun đào tạo

94

2635

518

1975

142

 

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

17

270

163

87

20

7

MH 07

Vẽ kỹ thuật cơ khí

3

45

25

15

5

8

MH 08

Vật liệu cơ khí

2

30

24

4

2

9

MH 09

Dung sai – đo lường kỹ thuật

2

30

20

8

2

10

MH 10

Cơ kỹ thuật

4

60

38

18

4

11

MH 11

Kỹ thuật điện

2

30

20

8

2

12

MH 12

Kỹ thuật an toàn – môi trường công nghiệp (vệ sinh lao động)

2

30

16

12

2

13

MĐ 13

AutoCad

2

45

20

22

3

 

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn

77

2365

355

1888

122

14

MĐ 14

Gia công cơ khí bằng dụng cụ cầm tay

2

45

15

24

6

15

MĐ 15

Chế tạo phôi hàn   

2

60

15

39

6

16

MĐ 16

Thực hành điện cơ bản

2

45

15

24

6

17

MĐ 17

Hàn hồ quang tay cơ bản

5

120

30

82

8

18

MĐ 18

Hàn hồ quang tay nâng cao

5

120

30

82

8

19

MĐ 19

Hàn  MIG/MAG cơ bản

4

90

30

52

8

20

MĐ 20

Hàn  MIG/MAG nâng cao

4

105

15

82

8

21

MĐ 21

Hàn TIG cơ bản

4

90

30

52

8

22

MĐ 22

Hàn TIG nâng cao

4

105

15

82

8

23

MH 23

Quy trình hàn

2

30

20

8

2

24

MĐ 24

Hàn ống công nghệ cao

4

105

15

82

8

25

MĐ 25

Bài tập tổng hợp: Thực hiện tính toán, thiết kế quy trình công nghệ và thực hiện gia công kết cấu theo bản vẽ

7

310

 

304

6

26

MĐ 26

Hàn tiếp xúc (hàn điện trở)   

2

60

15

39

6

27

MĐ 27

Kiểm tra và đánh giá chất lượng mối hàn

2

45

15

24

6

28

MĐ 28

Hàn tự động dưới lớp thuốc  

2

60

15

39

6

29

MH 29

Ứng suất biến dạng hàn

2

30

20

8

2

30

MĐ 30

Hàn khí

4

90

30

52

8

31

MĐ 31

Hàn vẩy

2

60

15

39

6

32

MĐ 32

Hàn đắp

2

60

15

39

6

33

MĐ 33

Thực tập sản xuất

11

510

 

510

 

34

MĐ 34

Khóa luận tốt nghiệp

5

225

 

225

 

Tổng cộng

123

3070

675

2230

165

 

Chú ý: Việc chuẩn bị cho giờ tự học, chuẩn bị cá nhân của HS/SV có hướng dẫn của giáo viêndạy các MH, MĐ để đảm bảo kiến thức, kỹ năng của từng tín chỉtrách nhiệm của giáo viên được phân công giảng dạylà phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm lập trong kế hoạch giảng dạy, không được tính vào giờ của tín chỉ và giờ giảng của giáo viên

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình :

4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề có thể:

- Tổ chức cho sinh viên đi thăm quan dã ngoại ở một số nhà máy, các công ty có liên quan tới ngành học, những di tích lịch sử hoặc những nơi có nhiều phong cảnh đẹp;

- Tổ chức hội thảo tìm hiểu về ngành, nghề đào tạo trong và ngoài nước;

- Thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo như sau:

 

Số

TT

Hoạt động ngoại khóa

Hình thức

Thời gian

Mục tiêu

1

Chính trị đầu khóa

Tập trung

Sau khi nhập học

- Phổ biến các qui chế đào tạo nghề, nội qui của trường và lớp học

2

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại

Cá nhân, nhóm hoặc tập thể thực hiện

Vào các ngày lễ lớn trong năm:

- Lễ khai giảng năm học mới;

- Ngày thành lập Đảng, đoàn;

- Ngày thành lập trường, lễ kỷ niệm 20-11. . .

- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm;

- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, lòng yêu nghề, yêu trường;

3

Tham quan phòng truyền thống của ngành, của trường

Tập trung

Vào dịp hè, ngày nghỉ trong tuần

- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, lòng yêu nghề, yêu trường

4

Tham quan các cơ sở sản xuất, Công ty liên quan tới ngành học.

Tập trung, nhóm

- Đầu hoặc cuối năm học thứ 2 hoặc thứ 3

- Hoặc trong quá trình thực tập

- Nhận thức đầy đủ về nghề;

- Tìm kiếm cơ hội việc làm

5

Đọc và tra cứu sách, tài liệu tại thư viện

Cá nhân

Ngoài thời gian học tập

- Nghiên cứu bổ sung các kiến thức chuyên môn;

- Tìm kiếm thông tin nghề nghiệp trên Internet.

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

- Thời gian thi kiểm tra lý thuyết đuợc tính vào giờ lý thuyết, thời gian kiểm tra thực hành/thí nghiệm được tính vào giờ thực hành.

Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun, học phần cần được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun, học phần trong chương trình đào tạo

     Kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun.

       - Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, BT thực hành.

       - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút

                                        + Thực hành: Không quá 8 giờ

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo tích lũy mô-đun: Phải tích luỹ đủ 34 môn học và mô-đun (123 tín chỉ) theo quy định trong chương trình đào tạo thì được công nhận tốt nghiệp.

      + Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả toàn khóa học, kết quả bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.

4.5. Các chú ý khác (nếu có):

Trường Cao đẳng công nghiệp Bắc Ninh tổ chức đào tạo ngành Hàn theo tích lũy Mô-đun.

 

Các bài viết khác

02223.856.294
02223.856.294 0975.729.045