Ngành nghề đào tạo

Ngành Công nghệ chế tạo máy

GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

Chương trình đào tạo ngành Chế tạo máy đào tạo cán bộ công nghệ có năng lực trong thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí, quản lý và giám sát sản xuất tại phân xưởng, kinh doanh sản phẩm cơ khí.

   Sinh viên ngành Chế tạo máy có kiến thức khoa học cơ bản về toán, khoa học tự nhiên đáp ứng cho tiếp thu, chứng minh và vận dụng trong quá trình thiết kế, chế tạo, bảo trì và quản lý sản xuất trong chế tạo cơ khí; đáp ứng khả năng học tập nâng cao trình độ; Có kiến thức cơ sở và ngành công nghệ chế tạo máy: quá trình vật lý của gia công chế tạo, hệ thống sản xuất, thiết kế và phát triển sản phẩm giúp đủ năng lực phát hiện, nhận định, phân tích, chứng minh và giải quyết vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo trong các hệ thống sản xuất công nghiệp; Có kiến thức về kỹ năng cá nhân, giao tiếp, nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học, làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa ngôn ngữ; Có kiến thức về kinh tế, chính trị, khoa học xã hội nhân văn, đạo đức nghề nghiệp phù hợp với chuyên ngành để đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội và cộng đồng.

    Sinh viên ngành Công nghệ Chế tạo máy Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh có kỹ năng giải thích và chứng minh được nguyên lý để mô hình hóa quá trình chế tạo cơ khí và hệ cơ khí; Tính toán thiết kế các sản phẩm cơ khí (có ứng dụng các giải pháp công nghệ mới); Lập được giải pháp công nghệ để chế tạo các sản phẩm cơ khí; Khai thác, vận hành các thiết bị cơ khí; Xây dựng văn bản thu thập dữ liệu, hồ sơ quản lý kỹ thuật; Nghiên cứu, triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ chế tạo; Tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất trong các doanh nghiệp; Sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc; Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, thuyết trình và làm việc theo nhóm đủ để làm việc trong môi trường làm việc đa ngành, đa văn hóa và đa quốc gia.

   Sinh viên ngành Công nghệ Chế tạo máy Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng của giai cấp Công nhân, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; Thường xuyên rèn luyện thân thể để có sức khoẻ tốt; Luôn học tập, nâng cao trình độ; Có kỷ luật trong lao động và trong xã hội; Có khả năng làm việc độc lập, làm việc sáng tạo, có kỹ năng làm việc theo nhóm.

CƠ HỘI VIỆC LÀM

Cử nhân Công nghệ Chế tạo máy có thể đảm nhận công việc thiết kế, triển khai công nghệ, quản lý sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm cơ khí tại các phòng thiết kế; phòng công nghệ, đơn vị quản lý sản xuất, quản lý chất lượng trong nhà máy, phân xưởng hoặc tại các cơ quan kinh doanh, làm các dịch vụ về trang thiết bị cơ khí cũng như các cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

 

 

Tên ngành: Công nghệ chế tạo máy

Mã ngành: 6510212

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 2,5 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề  công nghệ chế tạo máy trong lĩnh vực công nghiệp, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể

* Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

+ Các môn học kỹ thuật cơ sở

- Hiểu được tính chất cơ lý tính của các loại vật liệu làm dụng cụ cắt (dao, đá mài, vật liệu gia công kim loại và phi kim loại), đặc tính nhiệt luyện các loại thép các bon thường, thép hợp kim và thép làm dao tiện, phay, bào, mũi khoan, mũi doa, đục, giũa...khi sơ chế và sau khi nhiệt luyện. 

- Trình bày được các loại kích thước và độ chính xác của kích thước; đặc tính của lắp  ghép, sai số về hình dáng hình học và vi trí, độ nhám bề mặt; chuỗi kích thước. Chuyển hoá được các ký hiệu dung sai thành các kích thước tương ứng để gia công.

- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách đo, đọc kích thước và hiệu chỉnh các loại panme, đồng hồ so, thước đo góc vạn năng, thước cặp...

- Đọc và phân tích được bản vẽ (với ba hình chiếu, có mặt cắt, có cắt trích...); lập được các bản vẽ đơn giản.

- Hiểu rõ kết cấu của các chi tiết, các cụm máy và các đường truyền động của máy.

- Trình bày được nguyên lý hoạt động của động cơ điện không đồng bộ 3 pha, công dụng, cách sử dụng một số loại khí cụ điện dùng trong máy cắt kim loại.

+ Các mô đun chuyên môn nghề

- Trang bị các kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ nhằm tránh gây những tổn thất cho con người và cho sản xuất, các biện pháp  nhằm  giảm cường độ lao động, tăng năng suất.

- Trang bị kiến thức chung nhất về máy cắt, đồ gá, dao cắt, quy trình công nghệ, chế độ cắt, dung dịch làm nguội.

- Trang bị kiến thức về phương pháp chế tạo phôi.

- Hiểu được đặc tính kỹ thuật, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp sử dụng và bảo quản các loại máy cắt kim loại, các dụng cụ: Gá, cắt, kiểm tra.

- Hiểu được các phương pháp gia công cơ bản trên máy tiện CNC, máy phay CNC, máy cắt dây CNC, máy xung điện, máy tiện vạn năng, máy phay vạn năng, máy mài, máy doa, máy khoan...

- Lắp đặt và điều khiển được trang bị điện cho máy cắt kim loại và điều chỉnh thủy lực khí nén trong công nghiệp.

- Trình bày được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.

- Có đủ kiến thức về khoa học kỹ thuật làm nền tảng cho việc nắm bắt đầy đủ các đặc tính cơ lý của quá trình gia công, nguyên lý, cấu tạo, công dụng của các máy cắt kim loại thông dụng, vận dụng để sản xuất đạt  hiệu quả cao.

- Có khả năng tổ chức và quản lý một phân xưởng độc lập.

- Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.

- Thực hiện các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ cắt cầm tay như : Đục, giũa các mặt phẳng, khoan lỗ, cắt ren bằng bàn ren, ta rô, cưa tay.

- Sử dụng thành thạo các loại máy tiện vạn năng, máy phay, máy bào xọc, máy mài tròn ngoài, máy mài phẳng, máy mài hai đá, máy doa, máy khoan bàn.

- Phát hiện và sửa chữa  được các sai hỏng thông thường của máy, đồ gá và vật gia công.

- Thiết kế và chế tạo được chi tiết, thiết bị cơ khí đơn giản

- Chế tạo và mài được các dụng cụ cắt đơn giản.

- Tiện được các chi tiết có mặt trụ trơn, bậc, mặt côn, ren tam giác, ren truyền động các hệ ngoài và trong; tiện chi tiết lệch tâm chi tiết định hình và các chi tiết có hình dáng không cân xứng với gá lắp phức tạp.

- Phay được các dạng mặt phẳng, góc, rãnh, bánh răng trụ răng thẳng, bánh răng trụ răng nghiêng, thanh răng và mặt định hình.

- Bào, xọc được các dạng mặt phẳng, góc, rãnh, bánh răng trụ răng thẳng,  thanh răng và mặt định hình.

- Mài được các loại rãnh, mặt phẳng, mặt định hình, mặt trụ và mặt côn trong, ngoài, mài các loại dụng cụ cắt.

- Doa được lỗ trụ, lỗ bậc, cắt rãnh định hình trên máy doa vạn năng.

- Lập chương trình gia công, vận hành và điều chỉnh được máy tiện CNC, máy Phay CNC, máy cắt dây, máy xung điện EDM

- Dự đoán được các dạng sai hỏng khi gia công và biện pháp  khắc phục.

- Có đủ khả năng tham gia vào các vị trí công việc như: trực tiếp sản xuất, cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí hoặc có thể tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

* Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức

+ Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, hiểu được pháp luật, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong, luôn vươn lên và tự hoàn thiện.

+ Có tác phong công nghiệp

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết công việc hợp lý.

+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc.

- Thể chất và quốc phòng

+ Có sức khoẻ tốt.

+ Hiểu biết và luôn rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu lao động trong ngành cơ khí, cụ thể:

+ Thiết kế cơ khí có hỗ trợ của máy tính sử dụng các phần mềm phù hợp ;

+ Thực hiện việc kiểm tra, giám sát các công đoạn trong dây chuyền gia công sản phẩm cơ khí, đảm bảo thực hiện đúng quy trình công nghệ với các điều kiện kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn của ngành cơ khí cũng như tiêu chuẩn của quốc gia, quốc tế;

+ Tư vấn và chuyển giao công nghệ ;

+ Tham gia gia công các sảm phẩm cơ khí trên máy tiện, phay, bào, khoan, máy CNC tại các xưởng, xí nghiệp hay công ty cơ khí ;

+ Vận hành, kiểm tra, lập  kế hoạch và thực hiện vận hành, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, xử lý sự cố các hệ thống máy móc của nhà máy, xí nghiệp, công ty;

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 36

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 3105 giờ (126 tín chỉ)

- Khối lượng các môn học chung /đại cương:  435 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn:  2670 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 810 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 2121 giờ; Kiểm tra: 174 giờ.

3. Nội dung chương trình

 

TT

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/ thí nghiệm/ thảo luận

Kiểm tra

 

I.

Các môn học chung/đại cương

29

435

157

255

23

1

MH 01

Giáo dục chính trị

5

75

41

29

5

2

MH 02

Pháp luật

2

30

18

10

2

3

MH 03

Giáo dục thể chất

4

60

5

51

4

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng và An ninh

5

75

36

35

4

5

MH 05

Tin học

5

75

15

58

2

6

MH 06

Tiếng anh

8

120

42

72

6

 

II.

Các môn học, mô đun chuyên môn

97

2670

653

1866

151

 

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

17

270

163

87

20

7

MH 07

Vẽ kỹ thuật cơ khí

3

45

25

15

5

8

MH 08

Vật liệu cơ khí

2

30

24

4

2

9

MH 09

Dung sai – đo lường kỹ thuật

2

30

19

9

2

10

MH 10

Cơ kỹ thuật

4

60

39

17

4

11

MH 11

Kỹ thuật điện

2

30

20

8

2

12

MH 12

An toàn, vệ sinh lao động

2

30

16

12

2

13

MĐ 13

Thiết kế trên AutoCad

2

45

20

22

3

 

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn

80

2400

490

1779

131

14

MĐ 14

Sử dụng dụng cụ cầm tay

3

75

15

52

8

15

MĐ 15

Thực hành hàn

4

105

30

65

10

16

MĐ 16

Thực hành điện cơ bản

2

45

15

24

6

17

MH 17

Công nghệ kim loại

2

30

22

6

2

18

MH 18

Nguyên lý cắt

2

30

24

4

2

19

MH 19

Công nghệ chế tạo máy

4

60

46

10

4

20

MH 20

Đồ gá

2

30

24

4

2

21

MH 21

Máy công cụ

2

30

24

4

2

22

MĐ 22

Hệ thống sản xuất linh hoạt (MPS & FMS) 

3

75

15

57

3

23

MĐ 23

Bài tập ứng dụng nghiên cứu, thực hành Công nghệ chế tạo máy

5

210

35

165

10

24

MĐ 24

Tiện vạn năng cơ bản

3

90

15

67

8

25

MĐ 25

Phay vạn năng cơ bản

3

90

15

67

8

26

MĐ 26

Tiện vạn năng nâng cao

3

90

15

67

8

27

MĐ 27

Phay vạn năng nâng cao

3

90

15

67

8

28

MĐ 28

Trang bị điện cho máy công cụ

3

75

15

53

7

29

MĐ 29

Truyền động thủy lực khí nén

3

75

15

53

7

30

MĐ 30

Thiết kế cơ khí

3

90

15

67

8

31

MĐ 31

Công nghệ CAD/CAM/CNC

3

90

15

67

8

32

MĐ 32

Gia công tiện CNC

3

75

15

53

7

33

MĐ 33

Gia công phay CNC

3

75

15

53

7

34

MĐ 34

Gia công xung – cắt dây

2

45

15

24

6

35

MĐ 35

Thực tập tốt nghiệp

14

600

45

555

0

36

MĐ 36

Khóa luận tốt nghiệp

5

225

30

195

0

 

 

Tổng cộng

126

3105

810

2121

174

 

Chú ý: Việc chuẩn bị cho giờ tự học, chuẩn bị cá nhân của SV có hướng dẫn của giáo viên dạy các MH, MĐ để đảm bảo  kiến thức, kỹ năng của từng tín chỉ, trách nhiệm của giáo viên được phân công giảng dạy là phải tự chịu trách nhiệm lập trong kế hoạch giảng dạy, không được tính vào giờ giảng của giáo viên.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình.

4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề có thể:

- Tổ chức cho sinh viên đi thăm quan dã ngoại ở một số nhà máy, các công ty có liên quan tới ngành học, những di tích lịch sử hoặc những nơi có nhiều phong cảnh đẹp;

- Tổ chức hội thảo tìm hiểu về ngành, nghề đào tạo trong và ngoài nước;

- Thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo như sau:

Số

TT

Hoạt động ngoại khóa

Hình thức

Thời gian

Mục tiêu

1

Chính trị đầu khóa

Tập trung

Sau khi nhập học

- Phổ biến các qui chế đào tạo nghề, nội qui của trường và lớp học

2

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại

Cá nhân, nhóm hoặc tập thể thực hiện

Vào các ngày lễ lớn trong năm:

- Lễ khai giảng năm học mới;

- Ngày thành lập Đảng, đoàn;

- Ngày thành lập trường, lễ kỷ niệm 20-11. . .

- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm;

- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, lòng yêu nghề, yêu trường;

3

Tham quan phòng truyền thống của ngành, của trường

Tập trung

Vào dịp hè, ngày nghỉ trong tuần

- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, lòng yêu nghề, yêu trường

4

Tham quan các cơ sở sản xuất, Công ty liên quan tới ngành học.

Tập trung, nhóm

- Đầu năm học thứ 2 hoặc thứ 3

- Hoặc trong quá trình thực tập

- Nhận thức đầy đủ về nghề;

- Tìm kiếm cơ hội việc làm

5

Đọc và tra cứu sách, tài liệu tại thư viện

Cá nhân

Ngoài thời gian học tập

- Nghiên cứu bổ sung các kiến thức chuyên môn;

- Tìm kiếm thông tin nghề nghiệp trên Internet.

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

- Thời gian thi kiểm tra lý thuyết đuợc tính vào giờ lý thuyết, thời gian kiểm tra thực hành/thí nghiệm được tính vào giờ thực hành.

Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun, học phần cần được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun, học phần trong chương trình đào tạo

     Kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun.

       - Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, BT thực hành.

       - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút

                                        + Thực hành: Không quá 8 giờ

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo tích lũy mô-đun: Phải tích luỹ đủ 36 môn học và mô-đun (126 tín chỉ) theo quy định trong chương trình đào tạo thì được công nhận tốt nghiệp.

      + Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả toàn khóa học, kết quả bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.

4.5. Các chú ý khác (nếu có):

Trường Cao đẳng công nghiệp Bắc Ninh tổ chức đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tích lũy Mô-đun.

 

Các bài viết khác

02223.856.294
02223.856.294 0975.729.045