Ngành nghề đào tạo

Ngành Cơ điện tử

NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ

I. Giới thiệu.

Ngành Cơ điện tử là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Đây là ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Chính vì vậy tại trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh, chuyên ngành Cơ điện tử là một trong các ngành mũi nhọn thu hút rất nhiều học sinh, sinh viên theo học đặc biệt là những bạn yêu thích máy móc và đam mê công nghệ. Năm 2017 trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh đã hoàn thiện xưởng Công nghệ cao. Tại đây trường được trang bị rất nhiều trang thiết bị máy mọc hiện đại của Cộng hòa liên bang Đức.

Sinh viên ngành Cơ điện tử được đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh ra trường sẽ có cơ hội lớn làm việc tại các vị trí như:

- vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động. Robot chính là một sản phẩm tiêu biểu của ngành cơ điện tử.

- Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử.

 

II. Thời gian đào tạo.

Hệ Cao đẳng: 2,5 năm

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

 

Tên ngành: Cơ điện tử

Mã nghành: 6520263

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 2,5 năm

1. Mục tiêu đào tạo.

    1. Mục tiêu chung

       Cơ điện tử là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Đây là ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Để phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là một sản phẩm tiêu biểu của kỹ thuật cơ điện tử.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: máy móc, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động; có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến trên thế giới và vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, kế thừa, phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có.

    1. Mục tiêu cụ thể

- Kiến thức.

+ Hiểu được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành;

+ Ứng dụng được tin học văn phòng vào hoạt động nghề;

+ Giải thích được quy cách, tính chất của các loại vật liệu thường dùng trong lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, thủy lực - khí nén;

+ Phân tích được tính chất, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các cơ cấu truyền động cơ khí, cụm thiết bị điện - điện tử, hệ thống thủy lực - khí nén trong lĩnh vực cơ điện tử;

+ Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các hệ thống cơ điện tử;

+ Phân tích được các phương pháp thiết kế cơ khí, điện tử;

+ Phân tích được quy trình gia công chi tiết trên máy CNC;

+ Hiểu được quy trình hoạt động của robot công nghiệp;

+ Nắm vững được phương pháp lập trình PLC, vi điều khiển vào hệ thống cơ điện tử.

+ Ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tế của nghề.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành;

+ Ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề;

+ Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của nghề (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý); sử dụng máy tính để thiết lập sơ đồ hệ thống cơ điện tử;

+ Lập được kế hoạch, tổ chức và thực hiện lắp đặt, bảo trì, kết nối tổ hợp hệ thống;

+ Vận hành được thiết bị trong dây chuyền sản xuất tự động;

+ Phát hiện và sửa được lỗi thường gặp tương đối phức tạp của hệ thống cơ điện tử;

+ Vận hành, lập trình cánh tay robot trong sản xuất;

+ Lập trình vi điều khiển, PLC cho hệ thống cơ điện tử;

+ Sử dụng được các phần mềm thiết kế điện tử, thiết kế cơ khí;

+ Phát hiện và sửa được lỗi thường gặp trong cánh tay robot, máy CNC;

+ Giám sát được tình trạng hoạt động của hệ thống cơ điện tử;

+ Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành và quản. lý, tổ chức sản xuất.

- Chính trị, pháp luật:

+ Có hiểu biết một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Hiểu biết về Hiến pháp, Pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người công dân;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành;

+ Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có ý thức phòng chống tham nhũng.

- Đạo đức, tác phong công nghiệp:

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, yêu nghề;

+ Có kiến thức bảo vệ môi trường, cộng đồng của một công dân sống trong xã hội công nghiệp;

+ Có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc;

+ Sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Thể chất, quốc phòng:

        + Đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế;

        + Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất;

        + Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh;

        + Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

 Sau khi tốt nghiệp nghề Cơ điện tử trình độ cao đẳng , có thể làm việc như:

  • Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
  • Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử
  • Thăng tiến trở thành Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử
  • Các nhà máy, xí nghiệp có nhu cầu lắp đặt, bảo trì tủ điện công nghiệp cho các dây chuyền sản xuất tự động hóa qui mô vừa và nhỏ.
  • Các nhà máy, công ty sản xuất, chế tạo, lắp ráp máy, thiết bị công nghệ về cơ điện tử, tự động hóa.
  • Các nhà máy sản xuất (bia, nước giải khát, đóng chai,...) có sử dụng  những hệ thống dây chuyền sản xuất tự động, cơ điện tử.
  • Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị cơ điện tử như cơ khí, khí nén, thủy lực, cảm biến, PLC, động cơ, biến tần, …
  • Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm có sử dụng các thiết bị điện, tự động hóa.
  • Bộ phận kiểm soát chất lượng sản phẩm của các nhà máy xí nghiệp về lĩnh vực cơ khí, tự động hóa, …
  • Bộ phận bảo trì cho hệ thống cơ điện tử trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ khí, khuôn mẫu, CNC
  • Học liên thông lên đại học;
  • Công tác trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 35

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khoá học: 3075 giờ (124 tín chỉ)

- Khối lượng các môn học chung/đại cuơng: 435 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2640 giờ

- Khối lượng lý thuyết 725 giờ; thực hành, thực tập, thí nghiệm: 2141 giờ; kiểm tra: 209 giờ.

3. Nội dung chương trình:

 

 

 

 

 

 

 

TT

Mã MH/MĐ/HP

Tên môn học, mô đun, học phần

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành/thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận

Kiểm tra

 

 

I

Các môn học chung

29

435

157

255

23

 

1

MH 01

Giáo dục chính trị

5

75

41

29

5

 

2

MH 02

Pháp luật

2

30

18

10

2

 

3

MH 03

Giáo dục thể chất

4

60

5

51

4

 

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng  và an ninh

5

75

36

35

4

 

5

MH 05

Tin học

5

75

15

58

2

 

6

MH 06

Tiếng Anh

8

120

42

72

6

 

 

II.

Các môn học, mô đun chuyên môn

95

2640

568

1886

186

 

 

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

17

270

163

87

20

 

7

MH 07

Vẽ kỹ thuật cơ khí

3

45

25

15

5

 

8

MH 08

Vật liệu cơ khí

2

30

24

4

2

 

9

MH 09

Dung sai – đo lường kỹ thuật

2

30

20

8

2

 

10

MH 10

Cơ kỹ thuật

4

60

38

18

4

 

11

MH 11

Kỹ thuật điện

2

30

20

8

2

 

12

MH 12

An toàn vệ sinh lao động

2

30

16

12

2

 

13

MĐ 13

Thiết kế trên AutoCad

2

45

20

22

3

 

 

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn

78

2370

405

1799

166

 

14

MĐ14

Sử dụng dụng cụ cầm tay

3

75

15

52

8

 

15

MĐ 15

Thực hành hàn

4

105

30

65

10

 

16

MĐ 16

Điện cơ bản

3

75

15

51

9

 

17

MĐ 17

Điện tử cơ bản

3

75

15

51

9

 

18

MĐ 18

Thiết kế mạch điện tử

2

45

15

22

8

 

19

MĐ 19

Kỹ thuật xung số

3

75

15

51

9

 

20

MĐ 20

Lập trình PLC

3

75

15

52

8

 

21

MĐ 21

Hệ thống sản xuất linh hoạt (MPS & FMS) 

3

75

15

57

3

 

22

MĐ 22

Bài tập ứng dụng thực hành hệ thống cơ điện tử

5

210

35

165

10

 

23

MĐ 23

Kỹ thuật cảm biến

2

45

15

22

8

 

24

MĐ 24

Vi điều khiển

3

75

15

52

8

 

25

MĐ 25

Thiết kế cơ khí

3

75

15

53

7

 

26

MĐ 26

Gia công tiện

2

45

15

24

6

 

27

MĐ 27

Gia công phay

2

45

15

24

6

 

28

MĐ 28

Gia công CNC

2

45

13

26

6

 

29

MĐ 29

Điều khiển khí nén

3

75

15

52

8

 

30

MĐ 30

Điều khiển thuỷ lực

2

45

12

26

7

 

31

MĐ 31

Lắp ráp, bảo dưỡng hệ thống truyền động cơ khí

3

75

13

49

13

 

32

MĐ 32

Lắp đặt, vận hành  hệ thống cơ điện tử

6

165

17

131

17

 

33

MĐ 33

PLC nâng cao

2

45

15

24

6

 

34

MĐ 34

Thực tập tốt nghiệp

14

600

45

555

0

 

35

MĐ 35

Khóa luận tốt nghiệp

5

225

30

195

0

 

 

 

Tổng cộng

124

3075

725

2141

209

 

 

Chú ý:Việc chuẩn bị cho giờ tự học, chuẩn bị cá nhân của SV có hướng dẫn của giáo viên dạy các MH, MĐ để đảm bảo  kiến thức, kỹ năng của từng tín chỉ, trách nhiệm của giáo viên được phân công giảng dạy là phải tự chịu trách nhiệm lập trong kế hoạch giảng dạy, không được tính vào giờ giảng của giáo viên.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề có thể:

- Tổ chức cho sinh viên đi thăm quan dã ngoại ở một số nhà máy, các công ty có liên quan tới ngành học, những di tích lịch sử hoặc những nơi có nhiều phong cảnh đẹp;

- Tổ chức hội thảo tìm hiểu về ngành, nghề đào tạo trong và ngoài nước;

- Thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo như sau:

Số

TT

Hoạt động ngoại khóa

Hình thức

Thời gian

Mục tiêu

1

Chính trị đầu khóa

Tập trung

Sau khi nhập học

- Phổ biến các qui chế đào tạo nghề, nội qui của trường và lớp học

2

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại

Cá nhân, nhóm hoặc tập thể thực hiện

Vào các ngày lễ lớn trong năm:

- Lễ khai giảng năm học mới;

- Ngày thành lập Đảng, đoàn;

- Ngày thành lập trường, lễ kỷ niệm 20-11. . .

- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm;

- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, lòng yêu nghề, yêu trường;

3

Tham quan phòng truyền thống của ngành, của trường

Tập trung

Vào dịp hè, ngày nghỉ trong tuần

- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, lòng yêu nghề, yêu trường

4

Tham quan các cơ sở sản xuất, Công ty liên quan tới ngành học.

Tập trung, nhóm

- Đầu hoặc cuối năm học thứ 2 hoặc thứ 3

- Hoặc trong quá trình thực tập

- Nhận thức đầy đủ về nghề;

- Tìm kiếm cơ hội việc làm

5

Đọc và tra cứu sách, tài liệu tại thư viện

Cá nhân

Ngoài thời gian học tập

- Nghiên cứu bổ sung các kiến thức chuyên môn;

- Tìm kiếm thông tin nghề nghiệp trên Internet.

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

- Thời gian thi kiểm tra lý thuyết đuợc tính vào giờ lý thuyết, thời gian kiểm tra thực hành/thí nghiệm được tính vào giờ thực hành.

Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun, học phần cần được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun, học phần trong chương trình đào tạo

     Kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun.

       - Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, BT thực hành.

       - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút

                                        + Thực hành: Không quá 8 giờ

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo tích lũy mô-đun: Phải tích luỹ đủ 35 môn học và mô-đun (124 tín chỉ) theo quy định trong chương trình đào tạo thì được công nhận tốt nghiệp.

      + Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả toàn khóa học, kết quả bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.

4.5. Các chú ý khác (nếu có):

Trường Cao đẳng công nghiệp Bắc Ninh tổ chức đào tạo ngành Cơ điện tử  theo tích lũy Mô-đun.

 

Các bài viết khác

02223.856.294
02223.856.294 0975.729.045